Ăn dứa nóng hay mát? Ăn nhiều có tốt không?
Khi ăn dứa người ta thường có cảm giác nóng nên có nhiều người mặc dù rất thích loại quả thơm ngon này nhưng thường lưỡng lự không biết ăn dứa nóng hay mát. Để giải đáp thắc mắc này, một số thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn. Cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Ăn dứa nóng hay mát?
Thực tế dứa là loại quả có tính bình, giàu vitamin C và chất xơ có tác dụng làm đẹp da, hơn nữa đây còn là loại quả rất thơm ngon vì thế được nhiều người yêu thích. Trong quả dứa còn có chứa chất bromelain – đây là loại enzyme thủy phân protid giống như papain có trong đu đủ, có khả năng làm mềm thịt và giúp gia tăng mùi vị cho món ăn.
Quay trở lại với thắc mắc của nhiều người về vấn đề ăn quả dứa nóng hay mát, các chuyên gia cho biết ăn dứa không hề nóng, trái lại nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa. Dứa được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày như món tráng miệng, nấu canh, làm sinh tố… thỏa mãn khẩu vị của nhiều người.
Lợi ích của quả dứa trong y học
Dứa không chỉ là loại quả mát mà nó còn có tác dụng không ngờ tới trong y học cụ thể là:
- Dứa có vị chua, tính bình nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón rất tốt.
- Chất bromelain có trong quả dứa và cuống dứa có khả năng tiêu hóa thực phẩm, làm giảm sưng tế bào bị tổn thương, giảm viêm sau quá trình giải phẫu.
- Nước ép dứa được coi là chất lợi tiểu rất tốt.
- Súc miệng nước ép dứa giúp giảm cơn đau viêm họng, nước ép lá dứa có tác dụng hạ sốt.
Tác hại không mong muốn nếu ăn nhiều dứa
Ngoài việc quan tâm tới việc dứa ăn vào nóng hay mát, bạn cũng nên biết một số yếu tố nguy cơ có thể xảy ra với cơ thể nếu ăn quá nhiều:
- Trong dứa có chất bromelain có thể gây dị ứng nhẹ ở da với một số người nếu như ăn nhiều.
- Chất bromelain có trong dứa nếu dùng chung với các loại kháng sinh như: Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol có thể tăng sự hấp thụ các chất kháng sinh, khiến mức độ thuốc trong máu tăng.
- Ăn nhiều dứa có thể gây dị ứng
- Trường hợp cơ thể nạp quá nhiều chất bromelain có thể bạn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, trường hợp nặng là bị dị ứng dứa.
- Chất tyrosine được tìm thấy trong quả dứa cũng là chất được tiết ra trên một vài u bướu hạch nội tiết. Nếu mấy ngày trước khi đi thử máu tìm u bướu bạn ăn nhiều dứa thì kết quả có thể sai lệch.
- Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trên mắt vỏ dứa có chất không tốt cho sức khỏe, đó là lý do vì sao người ta thường phải gọt mắt dứa trước khi ăn.
- Khi còn xanh dứa không thể dùng để ăn trực tiếp vì gây ra những kích thích liên quan tới cuống họng và hệ tiêu hóa.
- Ăn nhiều lõi dứa có thể gây búi chất xơ bên trong ruột. Thực tế cho thấy đã có nhiều người bị biến chứng với tình trạng này.
Chính vì những nguy hại này cho dù bạn biết ăn dứa nóng hay là mát và đặc biệt yêu thích cũng không nên ăn quá nhiều dứa, chỉ nên ăn mỗi tuần tối đa 2 quả. Ăn dứa sau mỗi bữa ăn để hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn.