Đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

Đổ mồ hôi là cách cơ thể làm mát, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu như đổ mồ hôi quá nhiều, bạn có khả năng bị tình trạng tăng tiết mồ hôi. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng Trắc nghiệm cuộc sống tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đổ mồ hôi quá nhiều là một câu chuyện khác. Tình trạng y tế này được gọi là tăng tiết mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi quá nhiều xảy ra khi một người đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết. Đổ mồ hôi là cách cơ thể điều hòa nhiệt độ trong người. Tuy nhiên, điều khác biệt ở người bị tăng tiết mồ hôi là mồ hôi đổ nhiều hơn mức bình thường cho dù cơ thể không nóng.

Những người bị tăng tiết mồ hôi thường đổ mồ hôi nhiều ở một phần cơ thể bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, nách hoặc đầu. Trong khi phần còn lại của cơ thể vẫn khô, một hoặc hai khu vực có thể đổ mồ hôi nhỏ giọt.

Các hoạt động hàng ngày có thể dễ dàng dẫn đến đổ mồ hôi quá mức. Bàn tay có thể ra mồ hôi đến mức khó cầm được bút hoặc sách, thậm chí khó lái xe. Ra mồ hôi quá nhiều cũng khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti. Tình trạng bất thường này cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng da vì da thường bị ướt và ẩm.

Nguyên nhân nào gây tăng tiết mồ hôi?

Có hai loại tăng tiết mồ hôi, tùy thuộc vào việc có xác định được nguyên nhân rõ ràng hay không, gồm tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều không rõ nguyên nhân.

Mặc dù không biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh có liên quan đến một phần hệ thống thần kinh được gọi là hệ thần kinh giao cảm và dường như có mối liên quan đến các gen.

Đổ mồ hôi là cách cơ thể làm mát, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu như đổ mồ hôi quá nhiều, bạn có khả năng bị tình trạng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Tăng tiết mồ hôi thứ phát được xác định khi phát hiện ra nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều.

Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm mang thai; mãn kinh; lo lắng; hạ đường huyết; tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp); béo phì; một số loại thuốc – bao gồm propranolol, pilocarpine, thuốc chống trầm cảm, bethanechol; say rượu hoặc phê ma túy, cai rượu hoặc ma túy; một số bệnh nhiễm trùng như bệnh lao và HIV, bệnh Parkinson, rối loạn các tế bào máu hoặc xương tủy, như u lympho Hodgkin (một loại ung thư các tế bào bạch cầu).

Bệnh thường bắt đầu đột ngột hơn so với dạng nguyên phát và có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi, hãy đến gặp bác sĩ nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để đối phó với vấn đề của mình và cải thiện cuộc sống.

You may also like...