Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm mỹ cho con khi trưởng thành. Do đó, bạn hãy chú ý và có cách điều chỉnh sớm.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh méo đầu

Thỉnh thoảng đầu trẻ mới sinh bị thay đổi khi đi qua kênh sinh của mẹ. Trong những trường hợp khác, hình dáng đầu trẻ thay đổi sau sinh là do áp lực tác động lên phần đầu phía sau trẻ khi nằm ngửa.

Tre sơ sinh có xương sọ khá mềm nên cha mẹ hãy lưu ý cho trẻ nằm đúng cách đề tránh gây méo đầu ở trẻ

Bạn nên lưu ý đến phần mềm trên đỉnh đầu trẻ là nơi xương sọ của trẻ chưa dính liền với nhau. Những điểm này được gọi là thóp, cho phép đầu trẻ to có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở người mẹ. Thóp còn giúp trẻ thích nghi dần với sự phát triển của não bộ trong giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. Vì xương sọ trẻ khá mềm dẻo nên khi trẻ có xu hướng nằm một bên trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị méo đầu.

Hình dáng đầu bình thường và bất thường

Bạn có thể phát hiện móp đầu do tư thế khi quan sát trẻ từ trên xuống. Từ vị trí này, phần sau đầu một bên có thể phẳng hơn so với bên còn lại. Tai ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra trước.

Trẻ sơ sinh méo đầu có đáng ngại không?

Trẻ sơ sinh méo đầu do tư thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ, vì thế không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bạn đừng quá lo lắng về hình dáng đầu trẻ khi con vẫn phát triển bình thường. Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn.

Điều trị như thế nào?

Điều trị méo đầu
Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn.

Bác sĩ sẽ khám để xác định xem trẻ sơ sinh méo đầu có phải do tư thế hay không? Sự thay đổi tư thế nằm của trẻ có thể giảm sự méo móp ở đầu và giúp đầu bé tròn trở lại. Ví dụ:

  • Thay đổi hướng ngủ: Tiếp tục cho nằm ngủ ngửa, nhưng thay đổi hướng nghiêng của đầu trẻ khi bạn cho trẻ ngủ. Bạn cũng nên thay đổi tay bế trẻ khi cho bú. Nếu trẻ quay về tư thế ban đầu khi ngủ, bạn hãy điều chỉnh đầu trẻ vào lần ngủ tiếp theo.
  • Bế trẻ: Bế trẻ khi trẻ thức sẽ giúp giảm áp lực lên đầu trẻ thay vì để trẻ nằm trong nôi hay ghế rung.
  • Tập cho trẻ nằm sấp: Bạn có thể quan sát con cẩn thận và để trẻ nằm sấp trong thời gian ngắn, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não.

Mũ bảo hiểm giúp giữ hình dáng đầu

Nếu đầu bị móp không cải thiện khi bạn thay đổi tư thế trẻ vào khoảng tháng thứ 6 hay khi con đã hơn 8 tháng tuổi và bị móp đầu nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé dùng mũ bảo hiểm để giúp giữ hình dáng đầu thích hợp. Mũ bảo hiểm đặc biệt này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng.

Mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng từ tháng thứ 4 đến 12, lúc xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng mũ bảo hiểm này sẽ không còn hiệu quả khi con vượt quá 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Những lưu ý khác khi trẻ bị móp đầu

Thỉnh thoảng những bất thường do mô cơ như chứng vẹo cổ có thể là nguyên nhân khiến bé giữ tư thế đầu nghiêng một bên. Trong trường hợp này, vật lý trị liệu là rất quan trọng để giúp kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn.

Trong trường hợp hiếm hơn, hai hay nhiều xương sọ trẻ dính lại sớm. Tình trạng này sẽ đẩy phần khác của sọ khiến chúng bị biến dạng và được gọi là dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ hay hẹp sọ. Để giúp não trẻ có đủ không gian phát triển và trưởng thành, xương sọ dính liền cần được phẫu thuật để tách ra.

Nếu bạn lo lắng về hình dạng đầu của trẻ, hãy đưa bé đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị khi cần nhé.

You may also like...