Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?

Không hiểu rõ bản chất cơn ho của trẻ là nguyên nhân khiến mẹ không thể trị ho dứt điểm cho con. Khi đó, cố gắng cắt cơn bằng thuốc cũng là một sai lầm.

Ho không phải là bệnh lý. Ho là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của các bệnh viêm đường hô hấp. Hiểu đúng hơn “ho là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể trẻ”, giúp tống xuất đờm, virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài.

Tuy nhiên, không hiểu rõ bản chất cơn ho của trẻ là nguyên nhân khiến mẹ không thể trị ho dứt điểm cho con. Sai lầm lớn nhất của người lớn là luôn cố gắng cắt cơn ho của trẻ bằng những loại thuốc cắt cơn.

Image result for trẻ sơ sinh bị ho

Có cần điều trị ho?

90% nguyên nhân gây ho ở trẻ là do mắc một bệnh lý viêm đường hô hấp. Trẻ 1-6 tuổi dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp do 3 nguyên nhân cơ bản:

– Hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện còn non yếu.

– Trẻ hít thở nhiều lần trong một phút là tăng khả năng xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

– Sức đề kháng tự nhiên yếu khiến trẻ mất đi cơ chế tự bảo vệ trước sự xâm nhập gây bệnh của virus, vi khuẩn, tác nhân lạ…

– Sự chủ quan, thiếu hiểu biết của người chăm sóc trẻ khi liên tục dùng kháng sinh điều trị ho cũng là nguyên nhân cơ bản khiến các cơn ho thường xuyên quay trở lại.

Ho không phải là bệnh lý nên thông thường không quá nguy hiểm. Ho đe dọa đến sức khỏe, tính mạng trẻ trong các trường hợp: để kéo dài và tăng tần suất tái mắc; gây mệt mỏi, đau tức ngực, kém ăn, nôn trớ sụt cân; dùng kháng sinh điều trị sai cách có thể gây suy giảm đề kháng dẫn đến bội nhiễm sang các bệnh lý nghiêm trọng hơn; chuyển biến thành bệnh mãn tính không thể chữa dứt điểm khiến trẻ phải chung sống với các cơn ho cả đời; ngăn cản sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần của trẻ.

Vì vậy, khi con ho, chúng ta cần điều trị ngay, để tránh diễn tiến nhanh các bệnh viêm đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị ho phải điều trị như thế nào?

Image result for trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ bị mắc các chứng ho, sổ mũi, cảm, sốt… Việc trị ho cho bé sơ sinh mẹ cần tìm hiểu kỹ để chữa khỏi cơn ho cho bé một cách an toàn bởi trong những tháng đầu đời, trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm với các hoạt chất có trong thuốc, thực phẩm, dược liệu.

Chữa ho cho trẻ sơ sinh rất cần thiết, nhất là những cơn ho dai dẳng làm bé quấy khóc, không thể ngủ yên giấc. Những cơn ho kèm theo tiếng khò khè của bé luôn khiến các mẹ lo lắng, sốt ruột để chữa trị, mong sao bé chóng khỏi. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn trọng trong việc trị ho cho trẻ để tránh nhưng sai lầm đáng tiếc.

– Không vội vã tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ: Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ khiến trẻ có thể bị kháng thuốc và gây khó khăn cho các điều trị nhiễm trùng về sau.

– Thận trọng với các thuốc ho ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương: là các thuốc có chứa hoạt chất dextromethorphan, codein … Thông thường các thuốc này không được các bác sĩ cho phép dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, do có khá nhiều tác dụng phụ.

Chăm sóc và theo dõi diễn tiến cơn ho của trẻ là việc mẹ cần làm ngay:

– Nếu bé ho khan: có thể bị bị dị ứng với thời tiết hoặc thức ăn truyền qua sữa mẹ. Mẹ cần tránh cho bé hít phải bụi nhà, lông súc vật… Rửa mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Mẹ cho con bú cần lưu ý để kiêng các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ như tôm, cua hoặc các thức ăn lạnh.

– Nếu bé ho đờm: Đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng đầu bé cao hơn lưng một chút, vỗ nhẹ vào lưng, giúp bé long đờm, dễ bật đờm ra khỏi đường hô hấp.

– Lưu ý về gió và nhiệt độ nơi bé nằm. Không để gió ngoài trời hoặc gió quạt vào thẳng mặt và cổ bé. Không để bé bị lạnh 2 bàn chân và tay. Nhiệt độ trong phòng của bé nên khoảng 27-29 độ, nếu đưa bé đi ra ngoài không nên để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ở ngoài quá cao.

– Sử dụng thuốc Đông y thảo dược giúp làm bé thuyên giảm cơn ho: Ngoài việc sử dụng thảo dược để trị ho trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà… các mẹ có thể sử dụng thuốc Đông y thảo dược đã qua bào chế, tuy nhiên liều lượng sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

You may also like...