LÀM SAO ĐỂ TRẺ EM CẬN THỊ KHÔNG BỊ TĂNG ĐỘ

Khi trẻ em bị cận thị, việc khiến nhiều cha mẹ quan tâm là làm sao để trẻ không bị tăng độ cân? Có rất nhiều trẻ em bị cận thị nhưng không được phát hiện sớm và đeo mắt kính đã làm cho các em gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè.

Khi nào thì cần đeo mắt kính cho trẻ em

Khi có tật khúc xạ, nhất là ở giai đoạn trước 10 tuổi, việc đeo kính điều chỉnh đúng độ sẽ giúp thị giác của trẻ phát triển đạt mức tối ưu, dễ dàng trong sinh hoạt và học hành, đồng thời tránh được các hậu quả muộn như nhược thị hoặc lé do bất đồng khúc xạ (độ của 2 mắt chênh nhau từ 2 điốp trở lên).

Làm sao để không bị tăng độ cận thị?

Về thời gian đeo kính tốt – cận, đối với cận thị, trẻ có độ cận nhẹ (dưới -3 độ) thường vẫn còn khả năng sinh hoạt tương đối khi không có kính nên có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Còn trẻ có độ cận trung bình đến nặng (từ -3 điốp trở lên) thì sẽ cần đeo kính cả ngày để sinh hoạt.

Như vậy, con của bạn sẽ cần đeo kính cả ngày do cháu đang có tình trạng bất đồng khúc xạ 2 mắt mặc dù độ cận thị mắt phải chỉ ở mức nhẹ.

Cách phòng tránh và hạn chế tăng cộ cận cho trẻ

Một phần bản chất của tật cận thị là do sự bất tương xứng giữa các cấu trúc liên quan đến khúc xạ của mắt. Do đó, việc phòng tránh cận thị một cách tuyệt đối là điều không thể. Tuy nhiên, việc ta có thể làm là điều chỉnh lối sống để giảm bớt các yếu tố gây tăng nguy cơ hoặc tăng tiến triển của cận thị. Cụ thể là cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, tránh đọc sách ở cự ly quá gần (dưới 30cm), quá lâu (trên 2 giờ/ngày), và nên đọc sách trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.

mắt kính cận cho trẻ em

Về sự kiểm soát tránh tăng độ, những nghiên cứu về tật khúc xạ sau này đã phát hiện rằng tình trạng viễn thị tương đối của vùng võng mạc chu biên khi đeo kính gọng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của cận thị. Do đó, ngày nay người ta đã chuyển sang xu hướng cho trẻ đeo kính tiếp xúc cứng thấm khí trong lúc ngủ để chỉnh hình bề mặt giác mạc (phương pháp Ortho – K). Qua sáng hôm sau, trẻ có thể thoải mái sinh hoạt với đôi mắt chính thị không cần dùng kính. Đây không chỉ là một phương pháp an toàn giúp triệt tiêu độ cận không xâm lấn, mà còn có tác dụng làm giảm hoặc dừng sự tiến triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ nhỏ.


You may also like...