Mẹ bầu ăn đu đủ có được không?
Đu đủ là một trong những loại quả có nguồn dưỡng chất dồi dào đặc biệt là vitamin A. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu vẫn chưa biết: Mẹ bầu ăn đu đủ được không? Ăn đu đủ chín hay xanh? Đọc ngay bài viết sau sẽ cho các mẹ câu trả lời.
Ăn đu đủ chín trong thai kỳ liệu có an toàn hay không?
Mẹ bầu ăn đu đủ chín với lượng vừa phải rất tốt cho cơ thể và thai nhi. Tác dụng của đu đủ chín dành cho phụ nữ mang thai nổi bật nhất là giúp cải thiện tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ. Đu đủ chín được làm kỹ có lượng mủ rất ít nên hầu như không gây hại cho thai phụ.
Dị ứng nhựa mủ có thể làm cho chúng ta bị ửng đỏ, viêm, ngứa, chóng mặt, đau bụng và khó nuốt. Một số người có thể bị dị ứng với đu đủ cũng như các loại quả như kiwi, dứa, dưa hấu, sung, chanh, chuối và bơ. Vậy nên nếu như bạn có tiền sử dị ứng thì hãy tránh xa những loại quả này. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thêm vào thực đơn bất kỳ loại thực phẩm mới lạ nào cũng là điều cần thiết.
Những tác dụng của đu đủ chín đối với mẹ bầu
Ngoài việc cải thiện tình trạng ốm nghén, tác dụng của đu đủ chín còn phải kể đến:
- Đu đủ làm cải thiện sức khỏe tim mạch và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư đại tràng?
- Đu đủ chín còn chứa nhiều beta-carotene, vitamin A, B, C và kali, vốn rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch trong khi vitamin B cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đu đủ còn rất giàu vitamin E.
- Nguồn cung cấp axit folic và chất xơ.
- Đu đủ giúp kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng táo bón cũng như ợ nóng. Đồng thời giúp giảm triệu chứng căng chướng bụng do rối loạn của dạ dày, một vấn đề thường gặp của mẹ bầu. Chất papain có trong đu đủ chín được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Khi mẹ bầu ăn đu đủ chín sẽ giúp gia tăng mức độ hermoglobin giúp hấp thụ oxy dễ dàng cũng như cải thiện chứng thiếu máu ở bà bầu.
- Bảo vệ răng miệng: Với sự thay đổi các hormone, bà bầu hay gặp phải các triệu chứng chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng. Thường xuyên ăn đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng này.
- Ngăn ngừa chứng chuột rút: Với hàm lượng lớn kali, mang thai ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu loại bỏ được hiện tượng chuột rút ở chân, tay, bụng.
- Da đẹp hơn: khi mang thai, hắc sắc tố melamin sẽ bị sản sinh ra nhiều hơn, làm làn da của bà bầu trở nên thâm nám. Nguồn vitamin E dồi dào trong đu đủ chín sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Bà bầu sẽ có làn da khỏe mạnh, hồng hào. Bên cạnh đó, tóc còn giảm tình trạng xơ rối khá nhiều.
Mẹ bầu ăn đu đủ xanh được không?
Mẹ bầu không ăn đu đủ xanh. Đu đủ xanh chứa chất gây co bóp tử cung dẫn tới sẩy thai. Các mẹ bầu tránh xa đu đủ xanh để bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ. Nếu đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai, tốt nhất không nên ăn đu đủ xanh. Các mẹ được chẩn đoán dễ sẩy thai hoặc những bà bầu những tháng cuối thai kỳ không nên ăn. Ngoài ra, các mẹ chú ý không nên ăn hạt đu đủ. Hạt đu đủ chứa chất độc carpine. Carpine đưa vào cơ thể quá nhiều gây rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh.
Đu đủ xanh là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, A, B12… và một số dưỡng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không? Câu trả lời tốt nhất là không nên. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, chất papain trong nhựa đu đủ gây hại cho phụ nữ mang thai. Có thể sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung, phù và xuất huyết nhau thai dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Trong đu đủ xanh còn có chứa prostaglandin và oxytocin chất khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh, quái thai. Khi đu đủ xanh đã nấu chín rồi, chất nhựa không còn nhưng chất beta caroten còn sót lại khiến mẹ bầu gặp các tình trạng về da. Các mẹ sẽ bị vàng da ở lòng bàn tay, chân.
Mẹ bầu cần lưu ý gì về việc ăn đu đủ khi mang thai?
- Nếu “lỡ” ăn phải đu đủ xanh khi mang thai thì các mẹ cũng không nên quá hoảng hốt, lo lắng vì một lượng nhỏ cũng không thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên sau đó các mẹ có thể siêu âm để chắc chắn không xảy ra chuyện gì
- Trong hạt đu đủ có chất carpine là một chất độc có thể gây rối loạn mạch đập, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Do đó, cần loại bỏ hết hạt đu đủ trước khi ăn.
- Mẹ bầu đang bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn đu đủ chín.
- Đu đủ chín để trong tủ lạnh cần để ra ngoài 10 – 15 phút mới nên ăn.
- Những mẹ bầu có hàm lượng đường trong máu cao chỉ nên ăn đu đủ chín 2 – 3 lần/ tuần.
- Nếu “lỡ” ăn phải đu đủ xanh khi mang thai thì các mẹ cũng không nên quá hoảng hốt, lo lắng vì một lượng nhỏ cũng không thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên sau đó các mẹ có thể siêu âm để chắc chắn không xảy ra chuyện gì.
Dưới đây là những tác động của việc ăn đu đủ xanh, chưa chín trong lúc mang thai:
1. Gây co thắt tử cung
Chất papain có trong mủ của quả đu đủ chưa chín hoặc thậm chí là gần chín có thể hoạt hóa prostaglandin và oxytocin, những nội tiết tố làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Mủ đu đủ còn có thể gây ra nhiều bất thường khác cho thai nhi.
Thật ra papain là một chất được các bác sĩ chỉ định để gây khởi phát chuyển dạ. Đu đủ được xem như là một loại quả với tác động dược lý có thể gây sẩy thai, vì vậy nên tránh ăn đu đủ trong những giai đoạn đầu của thai kỳ khi mà nhau thai mới được hình thành, vì chỉ cần một lượng nhỏ nhựa đu đủ còn sót lại, kể cả quả chín, cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
2. Cản trợ sự phát triển của thai nhi
Pepsin và papain có thể ngăn cản sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy việc ăn đu đủ hoặc các phần khác của cây đu đủ trong lúc mang thai gây ra hiện tượng ngăn làm tổ, phôi không thể phát triển được trong tử cung và nhiễm độc thai nghén.
3. Làm suy yếu màng ối
Chất papain có trong mủ quả đu đủ chưa chín có thể làm suy yếu màng ối, làm tổn hại đến tính mạng của thai nhi. Papain là một loại enzyme phân giải protein và thường được sử dụng để phân giải tế bào. Nó làm chậm quá trình phát triển của tế bào và mô trong thai nhi, do đó ngăn cản đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
4. Gây xuất huyết và phù
Đu đủ chưa chín có thể làm tăng áp lực lên các mạnh máu và thậm chí dẫn đến xuất huyết nội, xuất huyết trong nhau thai. Nó làm chậm sự tuần hoàn của máu qua thai nhi và do đó cản trở sự phát triển của thai. Tình trạng ứ trệ dịch và tăng áp lực lên các thành mạch gây ra hiện tượng phù.
Xuất huyết nhau thai gây ra những biến chứng trong lúc mang thai và khi chuyển dạ. Đu đủ còn có thể gây hiện tượng nhau bong non nữa.
5. Đi cầu quá nhiều có thể gây sẩy thai
Đu đủ làm cải thiện tình trạng táo bón, còn giúp giải quyết các vấn đề viêm đường ruột. Tuy vậy, nhu động ruột xảy ra quá nhiều tạo áp lực lên trên tử cung và có thể gây sẩy thai. Mặc dù đu đủ chứa nhiều chất xơ nhưng nó đồng thời cũng khiến dạ dày và ruột gây áp lực lên tử cung và có thể gây sẩy thai. Do đó, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải thôi nhé!
6. Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương
Hạt và lá đu đủ chứa một chất độc gọi là carpine có thể làm tổn hại lên hệ thần kinh trung ương.
7. Tăng lượng đường huyết
Không nên ăn quá nhiều đu đủ nếu mẹ bầu có tiền sử đái tháo đường thai kỳ vì nó cũng chứa nhiều đường.
Bổ sung với lượng vừa phải sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ những lợi ích của đu đủ chín đối với sức khỏe khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên những lưu ý trên để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra nhé. Nếu bạn đã qua thời kỳ sinh đẻ và trong giai đoạn cho con bú thì bạn có thể tham khảo bài Mẹ sau sinh ăn đu đu như nào là đúng cách?