Mẹ sau sinh ăn đu đủ như nào là đúng cách?
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, lợi ích dinh dưỡng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe, khiến cho nó trở thành một loại trái cây vô cùng nổi tiếng, rất thân thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Bên cạnh lợi ích đu đủ mang lại cho bà bầu hay công dụng của đu đủ với trẻ nhỏ thì loại trái cây còn là món ăn không thể thiếu cho các mẹ sau sinh trong điều kiện thời tiết nắng nóng này.
Lợi ích khi ăn đu đủ cho bà mẹ sau sinh
Đu đủ là loại quả quen thuộc trong đời sống hàng ngày, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Mẹ bỉm sau sinh ăn đu đủ thu được rất nhiều lợi ích như:
- Lợi sữa: Ăn đu đủ giúp tăng sản xuất hormone oxytocin, từ đó kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Đây được xem là “thần dược” được rất nhiều bà mẹ dùng để gọi sữa về.
- Mẹ sau khi sinh ăn đu đủ cũng giúp bổ sung vitamin A, C, E và hàm lượng khoáng chất như canxi, kali, đồng và magiê, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Thành phần giàu vitamin A giúp chống oxy hóa bảo vệ thị lực và ngăn ngừa một số vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
- Đu đủ có chứa các loại enzyme được gọi là papain và chymopapain có tác dụng kháng viêm, giúp vết thương mau lành.
- Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên ăn đu đủ vì hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho tiêu hóa, dễ tiêu, hàm lượng calo thấp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Ăn đu đủ cũng giúp đẹp da vì thành phần giàu vitamin E, C, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da.
Vậy sau khi sinh ăn đu đủ chín hay xanh thì tốt hơn?
Như đã nói bên trên thì mẹ bỉm sữa sau sinh ăn đu dủ chín hay xanh cũng đều mang lại rất nhiều công dụng, chỉ khác biệt ở cách ăn thôi:
– Mẹ sau khi sinh ăn đu đủ chín: Mềm, dễ ăn hơn, có thể ăn trực tiếp như món ăn vặt hoặc tráng miệng sau các bữa chính. Chỉ cần rửa sạch, gọt bỏ vỏ và loại hết hạt là có thể thưởng thức món đồ ăn thơm ngon, bổ dưỡng này.
Ngoài ăn đu đủ chín sau sinh, mẹ có thể dùng đu đủ để đắp mặt nạ. Cách thực hiện rất đơn giản, nghiền nhuyễn đu đủ chín (có thể thêm 1 ít mật ong) rồi thoa lên mặt. Để trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, giúp da trắng sáng, mềm mại.
– Mẹ sau khi sinh ăn đu đủ xanh: Nấu cùng với móng giò, không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp đặc trị tắc tia sữa, mất sữa.
Ngoài việc ăn đu đủ xanh sau khi sinh, các mẹ có thể trị tắc tí sữa bằng đu đủ nướng. Sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì cắt lát mỏng, đem nướng nóng lên. Sau đó, bọc đu đủ vào tấm vải mỏng rồi đắp lên hai đầu ngực cho đến khi miếng đu đủ nguội dần. Kiên trì thực hiện ngày 1 – 2 lần tình trạng tắc sữa sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tóm lại, mẹ sau khi sinh ăn đu đủ chín hay xanh cũng đều rất tốt, bổ dưỡng, lại lợi sữa. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng cũng như cách ăn để vừa đảm bảo an toàn, vừa hấp thu được tối đa dưỡng chất cho cả mẹ bỉm và bé nhé.
Cách ăn đu đủ đúng cách cho mẹ sau khi sinh:
- Không nên ăn đu đủ chín hàng ngày là điều mẹ sau sinh nên nhớ. Thực phẩm nào cũng thế, ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng “quá tải”, đối với đu đủ chín cũng thế. Mẹ sau khi sinh ăn đu đủ chín thì chỉ nên ăn 1 tuần 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ nên ăn ¼ quả đu đủ là vừa.
- Phụ nữ sau khi sinh hệ tiêu hóa còn rất yếu, vì thế các thực phẩm có tính hàn hay để lạnh sẽ làm cho đường ruột có sự thay đổi. Vì thế, ông bà ta thường khuyên phụ nữ sau sinh phải ăn chín uống sôi, đặc biệt trong tháng ở cữ thì phải ăn đồ ăn nóng ấm mới tốt cho cơ thể. Cho nên sau khi sinh ăn đu đủ chín thì nên ăn ngay không nên để tủ lạnh rồi lấy ra ăn.
- Dù là hạt của đu đủ chín hay xanh cũng không nên ăn đối với mẹ mới sinh. Vì thế, các mẹ sau khi sinh ăn đu đủ nên cẩn trọng.
- Đu đủ chín được xem là một loại quả có tác dụng giảm táo bón. Vì thế, nếu như mẹ đang gặp phải tình trạng tiêu chảy thì không nên ăn bởi nó có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Sau khi sinh, mẹ bỉm sữa ăn đu đủ xanh nấu với móng giò lợi sữa nhưng mẹ bỉm cũng không nên ăn nhiều quá vì móng giò chứa nhiều chất béo động vật, có thể khiến sữa bị cô đặc lại, gây tắc sữa. Vì vậy, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 2 – 3 bữa.
Chống chỉ định ăn đu đủ với một số bệnh sau:
Nếu như mẹ sau khi sinh có tiền sử một số bệnh sau đây thì không nên ăn đu đủ:
- Bệnh rối loạn về tim mạch
- Các bệnh về dạ dày
- Đường huyết thấp
- Bệnh đường hô hấp
Với các bệnh trên, mẹ bỉm sữa ăn không quá nguy hiểm nhưng vì sức khỏe của bản thân và con yêu thì phòng tránh được là tốt nhất.
Bài viết trên đây mong rằng các mẹ sau sinh sẽ biết ăn đu đủ như nào là đúng cách. Chúc các mẹ có nền tảng kiến thức sau sinh bền vững để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu của mình nhé!