Tác hại nghiêm trọng của việc bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thế nên việc bỏ bữa sáng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
Theo các nghiên cứu của Trung Quốc, có khoảng 38.54% dân số không thể kiên trì ăn bữa sáng mỗi ngày, 4.16% dân số bỏ hoàn toàn bữa sáng. Không có thời gian, không muốn ăn, giảm cân… là những lí do thường thấy của việc bỏ ăn sáng. Nhưng các bạn có biết việc thường xuyên bỏ bữa sáng rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Theo các nhà khoa học, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất của một ngày, nó giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc mới. Thường xuyên bỏ bữa sáng không chỉ khiến con người trở nên mệt mỏi, nó còn gây ra những tác hại khôn lường đến cơ thể của bạn.
Đứng trên góc độ nghiên cứu của y học hiện đại, cơ thể con người sau một giấc ngủ đêm đã tiêu hóa hết toàn bộ số năng lượng ngày hôm trước nạp vào. Buổi sáng là lúc chỉ số đường huyết của cơ thể tương đối thấp, lúc này nếu không bổ sung dưỡng chất làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể sẽ lấy glycosen của cơ bắp và gan để sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan và các cơ bắp mà biểu hiện thường thấy là tứ chi tê bì, mệt mỏi. Ngoài ra, ở một số người, khi không được cung cấp đủ lượng đường cần thiết, cơ thể sẽ sử dụng glucose dự trữ, khiến cho tim và các tế bào não hoạt động không hiệu quả, xuất hiện các triệu chứng như rã rời chân tay, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, nếu không xử lí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tim và não bộ.
Trên phương diện y học cổ truyền, thông thường bữa tối ngày hôm trước của một người cách bữa sáng ngày hôm sau khoảng 12 tiếng (tức thời gian nạp thức ăn bị gián đoạn 12 tiếng), nếu bỏ bữa sáng rồi đợi đến bữa trưa ngày hôm sau mới ăn, thì thời gian gián đoạn tăng lên khoảng 16 tiếng, dễ dẫn tới hạ đường huyết và tụt huyết áp. Glucose không cung cấp đủ cho tim và não bộ sẽ gây ra các triệu chứng như hụt hơi, thiếu máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các thương tổn cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, sau một đêm, cơ thể bạn thức dậy với trạng thái “trống rỗng”, lúc này độ nhầy của tiểu cầu trong máu tăng lên, độ nhầy của máu cũng tăng, máu lưu thông chậm, dễ hình thành các cục máu tụ trong thành mạch, một khi gây tắc ở động mạch sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…
Ảnh hưởng đến dạ dày, túi mật
Ban đêm khi ngủ, tuy rằng cơ thể được nghỉ ngơi, nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn không ngừng hoạt động. Khoảng 7 giờ sáng, dạ dày tiết ra các axit dạ dày, enzym tiêu hóa… nếu không ăn sáng để trung hòa các axit và enzym này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh như viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày,…
Cũng giống như dạ dày, vào ban đêm dịch mật vẫn được tiết ra, được cất trữ trong túi mật, nếu như ăn sáng đầy đủ sẽ thúc đẩy quá trình kích thích dịch mật. Nếu bỏ bữa sáng, dịch mật sẽ tồn đọng lại, trong đó các liên kết cholesterol sẽ được tiết ra trên bề mặt túi mật, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm tắc túi mật.
Y học cổ truyền chỉ ra khung giờ làm việc của các cơ quan nội tạng. Giờ Mão (từ 5 – 7 giờ sáng) là thời gian thải độc của ruột già. Giờ Thìn (7-9 giờ sáng) là thời gian “vàng” của dạ dày, thời gian dạ dày cần được hấp thụ lượng dinh dưỡng lớn. Nếu trong khoảng thời gian này bạn không ăn sáng, cung cấp chất dinh dưỡng, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp khi bỏ bữa sáng là đói cồn cào ruột, đau bụng, khó chịu.
Làm mất tác dụng của insulin, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo y học hiện đại, cơ thể con người có một số hormone khống chế hoạt động bình thường của cơ thể, hơn nữa những hormone này thay đổi theo sự biến động của môi trường bên ngoài, nhưng thông thường sự bài tiết của chúng bài tiết phụ thuộc vào những thay đổi hóa học hàng ngày (nhịp độ hàng ngày). Ở trạng thái nhịp độ hàng ngày ổn định, hormone sinh trưởng, hormone tuyến thượng thận thường bắt đầu tiết ra vào lúc nửa đêm, đạt tối đa vào lúc sáng sớm, sau đó giảm dần và tiếp tục đạt tối đa vào buổi chiều. Nếu hormone tiết ra càng lớn thì insulin cũng theo đó mà tiết ra càng nhiều. Sáng sớm và buổi chiều là lúc insulin bài tiết ra nhiều nhất. Insulin có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, nếu không ăn bữa sáng, cung cấp cho cơ thể lượng đường máu đang thiếu hụt, thì số insulin tiết ra sẽ bị dư thừa, từ đó gây ra hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn nếu để lâu ngày sẽ làm cho cơ thể kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Cách ăn sáng hiệu quả
Sau khi ngủ dậy, có thể uống ngay 50 ~100ml nước ấm để làm sạch ruột, sau đó mới ăn sáng. Bữa sáng nên dùng thực phẩm ấm nóng, bởi theo Đông y, dạ dày có tác dụng dung nạp và tiêu hóa thức ăn mà thức ăn muốn tiêu hóa, cần đạt tới độ ấm nhất định.
Vì vậy, bữa sáng nên ăn các loại thực phẩm được làm từ ngũ cốc như bánh bao, bánh mì, mì gạo, cháo,…