Tại sao ăn nhiều mà không tăng cân?
Nhiều người muốn tăng cân nhanh nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng nhưng vẫn không tăng cân được bởi nguyên nhân từ chính cuộc sống thường nhật. Hãy cùng tìm hiểu những lý do cụ thể và phương pháp tăng cân hiệu quả dưới đây nhé.
Lý giải nguyên nhân vì sao ăn nhiều mà vẫn chậm tăng cân
Ăn rất nhiều nhưng vẫn không tăng cân là vấn đề của rất nhiều người. Vậy, bạn đã từng thắc mắc vì sao mình ăn nhiều mà vẫn không thể tăng cân. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Chúng ta thường có quan niệm người gầy chỉ cần ăn nhiều là có thể tăng cân. Trong thực tế chưa hẳn hoàn toàn đúng, có thể một số nguyên nhân sau có thể làm bạn không thể tăng cân được.
– Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân làm bạn gầy vẫn gầy. Nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể phục hồi. Đây là một điều kiện bắt buộc để tổng hợp các chất dinh dưỡng, phát triển cơ bắp.
– Độc tố trong cơ thể không thể đào thải hoàn toàn ra bên ngoài khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Không thanh lọc cơ thể đặc biệt là làm sạch đường ruột thì bạn sẽ không tăng cân.
– Đường ruột của bạn thiếu lợi khuẩn sẽ làm đường ruột không thể hấp thụ được dinh dưỡng. Hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm có thể làm bạn thường xuyên bị bệnh, khi ăn cảm thấy không ngon miệng. Hệ tiêu hóa là điều đáng lưu tâm nếu như bạn muốn tăng cân.
Nhiều người muốn tăng cân nhanh nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng nhưng vẫn không tăng cân được bởi nguyên nhân từ chính cuộc sống thường nhật. Gầy ốm khó tăng cân cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Người gầy ốm bị nhiều người “ghen tị” vì ăn thoải mái mà không tăng cân, ăn thoải mái mà vẫn có vóc dáng “chuẩn” ( sở hữu thân hình cân đối là mong ước của các bạn nữ). Song, nhiều người quá gầy cũng gặp khó khăn do bị chê thiếu sức khỏe, thiếu sức sống, chính vì thế càng ngày họ càng mặc cảm với thân hình của họ, điều đó ít nhiều đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lười vận động: Theo các chuyên gia, để tăng cân, người gầy cần bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng nhiều hơn năng lượng mà tiêu hao trong các hoạt động hàng ngày. Theo đó, nhiều người gầy rất hạn chế vận động để tránh tiêu hao năng lượng với mục đích béo nhanh. Tuy nhiên, việc lười vận động không giúp được nhiều như họ mong muốn, mà còn làm cơ thể uể oải, kém săn chắc, giảm cảm giác thèm ăn.
Công việc áp lực cao: Những người lao động cường độ cao, áp lực lớn, ít thời gian nghỉ ngơi sẽ gây cảm giác mệt mỏi, ức chế thần kinh và làm giảm cảm giác ngon miệng ở người gầy. Do đó, để tăng cân nhanh, người gầy nên áp dụng cho mình một chế độ vận động phù hợp, tìm kiếm các cách giải trí, nghỉ ngơi phù hợp để giảm sự căng thẳng của bộ não.
Hệ tiêu hóa kém hấp thụ: Hệ tiêu hóa yếu là nguyên nhân sâu xa khiến tăng cân khó. Có thể do các lợi khuẩn đường ruột hoạt động không tốt hoặc một số các bệnh mà đường tiêu hoá đang gặp phải. Những có vấn đề ở đường tiêu hóa còn thường gây đau bụng, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày… những bệnh này khiến cơ thể kém hấp thu, nên không thể sản sinh năng lượng tích trữ dù ăn rất nhiều.
Mất ngủ, thiếu ngủ: Thường xuyên thức khuya hoặc ngủ quá ít (không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm) sẽ khiến cơ thể suy nhược và không tăng cân được. Đơn giản vì khi thức, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn là khi ngủ. Nếu vừa trải qua một đợt ốm hoặc do công việc bận rộn nên không có thời gian chăm sóc bản thân, điều này sẽ làm cho cơ thể nhiễm một số những chất độc hại từ việc sinh hoạt hàng ngày gây ra.
Bổ sung dinh dưỡng chưa cân đối: Nhiều người gầy có quan niệm sai lầm như: ăn thật nhiều chất béo (mỡ động vật, bơ…), tinh bột, đường hoặc luôn cố gắng ăn thật nhiều những món mình thích, mà quên bổ sung các thực phẩm khác và loại rau, củ quả có giá trị dinh dưỡng cao. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng hoặc nếu cơ thể bị thiếu hụt một vi chất nào đó dễ dẫn đến thể trạng mệt mỏi, chán ăn lâu dần có thể biến chứng thành nhiều bệnh.
Ăn uống không khoa học: Nhiều người không coi trọng giờ giấc ăn uống hoặc ăn uống với khẩu phần không khoa học. Việc này không những khó tăng cân mà còn dẫn đến tình trạng dối loạn tiêu hóa. Bỏ sở thích “thích gì ăn nấy” để tránh việc mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn đúng giờ là rất quan trọng với những người gầy muốn tăng cân, giúp duy trì năng lượng và tạo cảm giác ngon miệng cho bưa ăn: bữa sáng: 6h30- 7h30; bữa trưa:11h30 – 12h30; bữa tối: trước 7h30.
Thực đơn không đa dạng: Người muốn tăng cân, hàng ngày cần được cung cấp một lượng năng lượng lớn hơn người bình thường. Nguồn thức ăn nên tổng thể tất cả các chất dinh dưỡng như: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hoá. Để đảm bảo cho chế độ dinh dưỡng này, người gầy nên ăn rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn từ thịt, cá, sữa, rau xanh, hoa quả…
Giải pháp giúp bạn tăng cân nhanh chóng
Khắc phục quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng: Nếu ngay từ khi sinh ra hoặc về sau này, cơ thể bạn có quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng thì bạn cần tăng lượng thức ăn hàng ngày để bù đắp cho tốc độ đốt cháy năng lượng của cơ thể. Hãy ăn thành 6 hoặc nhiều bữa nhỏ một ngày, tăng lượng carbohydrate để cung cấp năng lượng mà bạn tiêu thụ. Nếu bạn cần tăng cân, bạn cần phải chắc chắn rằng mình đang tuân theo các quy tắc cơ bản cho việc ăn uống lành mạnh. Điều này có nghĩa là trong mỗi bữa ăn bạn cần đảm bảo chất tinh bột (bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo, ngũ cốc…), nhiều trái cây và rau quả, hàng ngày khẩu phần đậu, các loại hạt và hạt giống, để cung cấp vitamin B12.
Giảm mức độ căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức tại nơi làm việc hay ở nhà, bạn nên cố gắng và giải quyết các vấn đề cơ bản đó bằng cách tham khảo ý kiến một nhà tâm lý học. Ngoài ra, nếu có thể, bạn hãy thử các cách như đi dạo, nghe nhạc, làm việc mình thích để giải tỏa những lo lắng của mình xem sao. Một khi tâm lý thoải mái, chắc chắn bạn sẽ ăn được nhiều hơn, việc hấp thụ thức ăn diễn ra tốt hơn và bạn sẽ tăng cân nhanh chóng.
Giải quyết vấn đề khó hấp thụ thức ăn: Có rất nhiều bệnh trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn. Ví dụ như bệnh nhân bị bệnh loét bao tử, xơ nang hoặc steatorrhoea (không có khả năng hấp thụ chất béo từ đường tiêu hóa) sẽ thường nhẹ cân và khó tăng cân do không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy, nếu bạn thấy mình ăn nhiều mà không tăng cân, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết mình có đang mắc bệnh gì hay không. Nếu có bệnh, bạn cần được bác sĩ kiểm tra cẩn thận và kê toa thuốc cần thiết để cơ thể dễ dàng hấp thụ thức ăn hơn. Trước tiên, bạn có thể tham khảo ý kiến một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng để nhận được chế độ ăn uống cân bằng, giải quyết vấn đề về hấp thụ thức ăn.
Tránh tập thể dục quá nhiều: Tập thể dục là tốt, nhưng một số người lại có xu hướng lạm dụng nó. Họ ép mình phải tập thể dục nhiều giờ trong ngày với những động tác nặng như đẩy tạ, chống đẩy… Nếu bạn cũng thuộc trong những người này thì nên dừng việc thể dục thái quá lại. Kiểu thể dục này không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể khiến bạn bị kiệt sức và mất nhiều năng lượng.
Kết: Khi cơ thể kiệt sức, bạn cũng không ăn được nhiều. Vì vậy, lượng calo cung cấp cho cơ thể không thể bù được lượng calo mất đi. Kết quả là bạn sẽ khó giữ được trọng lượng ổn định, thậm chí sụt cân nhanh chóng. Tốt nhất, bạn hãy cân bằng chế độ ăn uống với việc tập thể dục để có hiệu quả nhất nhé!