Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và vấn đề phát triền sau này của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến sức khỏe của bé, nhất là giấc ngủ.

Để biết tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cũng như việc ngủ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thể nào, mời quý phụ huynh cùng theo dõi qua bài viết dưới đây:

1. Giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào?

Giấc ngủ chính là nền tảng để cho trẻ sơ sinh có sự phát triển toàn diện. Trong những tháng đầu tiên sau khi ra đời, bộ não của trẻ đã hoạt động ở tần suất đáng kinh ngạc, liên tiếp phát triển để tạo nên những mối liên hệ với môi trường xung quanh với tốc độ rất nhanh.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhưng việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và vấn đề phát triền sau này của trẻ

Do đó, bé sẽ liên tục ghi nhận và tiếp thu với những thông tin  về thế giới xung quanh rồi tiến hành xử lý trong khi ngủ để lưu trữ nhằm sử dụng. Ngoài ra, cơ thể bé cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để tích trữ năng lượng cho sự lớn lên.

Trong khi ngủ, ngoài việc thư giãn thì cơ thể bé còn tích trữ năng lượng từ nguồn sữa mẹ và chuyển hóa thành năng lượng cần thiết để sưởi ấm cho cơ thể và phát triển não bộ. Các tế bào trong nhân não sẽ tiếp tục phân bào với một tốc độ chóng mặt và kích thích cơ thể bé sản xuất bạch cầu để tăng cường hệ miễn dịch. Thời điểm này là giai đoạn bé tăng trưởng nhanh nhất vì các hormone tăng trưởng sẽ được kích thích sản sinh trong quá trình bé ngủ.

Do đó, giấc ngủ rất cần thiết với bé để phát triển về thể chất lẫn tư duy nên thời gian ngủ của bé sẽ nhiều hơn người lớn bình thường.

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Việc ngủ rất cần thiết đối với sự phát triển của bé như đã nói bên trên, nhưng việc bé ngủ quá nhiều cũng gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe của bé. Do đó các mẹ cần chú ý để bé không gặp những tác hại nguy hiểm:

  • Trẻ có thể ngủ cả đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày nhưng cũng cần được ăn sau giấc ngủ 2 – 3 giờ. Nếu bé cứ ngủ liên tục hơn 8 tiếng thì sẽ có nguy cơ mắc chứng vàng da rất cao, vì lúc này cơ thể của bé có sẽ bị mất nước rất nhiều.
  • Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ mất từ 5 – 10% sau khi sinh và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2 – 3 tuần. Nhưng việc bé ngủ quá nhiều sẽ gây gián đoạn cho việc bú sữa, bé chỉ bú một lượng nhỏ rồi lại rơi vào giấc ngủ. Điều này kéo theo cân nặng của bé giảm sút, không cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như điều kiện để bé phát triển toàn diện.
  • Trẻ ngủ quá nhiều và quá say thường hay ngủ li bì thì các phụ huynh nên thận trọng. Vì có thể thân nhiệt của bé bị giảm, bé đang sốt hoặc có nguy cơ mất nước. Ngoài ra, việc bé ngủ quá nhiều thường là dấu hiệu của một bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi hoặc viêm màng não.

Do đó, các bậc phụ huynh cần phải “lo sốt vó” hơn nữa khi bé ngủ quá nhiều, từ đó có biện pháp can thiệp và nhanh chóng đưa bé đi khám sức khỏe.

3. Thời gian ngủ phù hợp theo độ tuổi của trẻ

Theo tính toán của các chuyên gia Nhi khoa thì thời gian quy định của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể chia theo những cấp độ như sau:

  • Trẻ 2 tháng tuổi: Ngày ngủ 8 tiếng, đêm ngủ 8 tiếng.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Ngày ngủ 5 tiếng, đêm ngủ 10 tiếng.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Ngày ngủ 3.5 tiếng, đêm ngủ 11 tiếng.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: Ngày ngủ 3 tiếng, đêm ngủ 11 tiếng.
  • Trẻ 12 tháng tuổi: Ngày ngủ 2.5 tiếng, đêm ngủ 13.5 tiếng.
Giấc ngủ rất cần thiết với bé để phát triển về thể chất lẫn tư duy nên thời gian ngủ của bé sẽ nhiều hơn người lớn bình thường

Đây là mức quy định theo tính tương đối, còn thời gian ngủ sẽ thay đổi theo cơ địa và thể trạng của mỗi bé. Việc ngủ nhiều và sâu giấc giúp bé phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất.

Do đó các mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bằng việc đánh thức trẻ dậy ăn bột, bú sữa… mà các phụ huynh cần thiết lập thói quen giấc ngủ để bé phân biệt được ngày và đêm:

  • Các mẹ có thể giúp bé định hình thành ngủ ngày và đêm bằng cách cho bé ngủ trong phòng không quá tối vào ban ngày. Để bé lắng nghe những âm thanh trong sinh hoạt ngày thường như tiếng điện thoại reo, tiếng xoong nồi, tiếng máy giặt hoặc tiếng người nói chuyện. Ban đêm thì các mẹ nên cho bé nằm trong phòng tối.
  • Khi bé được 2 tháng tuổi, các phụ huynh cần tạo lập thói quen đi ngủ ngắn vào ban ngày vào cùng một thời điểm. Và ngủ đúng một khung giờ vào mỗi đêm để bé biết rằng cuộc sống có nhịp điệu và tạo cho bé thói quen ngủ đúng khung giờ.
  • Khi bé có ý thức hơn về những mọi thứ xung quanh và đang tập làm quen với những việc xảy ra trong ngày. Vào giai đoạn này hãy đọc cho bé nghe một câu chuyện, hát một bài hát có giai điệu nhẹ nhàng để bé bắt đầu thích thú với trình tự chuẩn bị ngủ đêm. Nên cố gắng thực hiện theo cùng một trình tự vào mỗi tối để thiết lập thói quen giấc ngủ cho bé.

Khi trẻ cảm thấy thoải mái, ngủ đủ giấc thì trẻ sẽ tự thức dậy và mẹ có thể cho trẻ ăn, với những thói quen ngủ, ăn uống kể trên sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách khoa học

You may also like...