Bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: Nên hay không nên?

Không ít bé ở giai đoạn trước 6 tháng tuổi thường biếng bú mẹ, hay nghịch thức ăn bỏ vào miệng. Mẹ lại xem đây như là “thông báo” cho việc bé đến tuổi ăn dặm. Thêm vào đó, nỗi lo về kỳ nghỉ thai sản chỉ kéo dài 6 tháng nên mẹ cho rằng việc tập cho bé ăn dặm sớm vừa giúp cơ thể con cứng cáp, vừa giúp mẹ có thêm thời gian chuẩn bị công việc.

Nhưng theo PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi ĐH Y Dược TP.HCM: mẹ cần kiên nhẫn và chỉ nên cho con ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Vội vã khi tập ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.


“6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bắt đầu ăn dặm” - lời khuyên từ chuyên gia
“6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bắt đầu ăn dặm” – lời khuyên từ chuyên gia

Hãy cho bé ăn dặm khi đã sẵn sàng!

Kiên nhẫn khi tập con ăn dặm là điều đầu tiên mẹ cần lưu ý, vì đây là bước thay đổi quan trọng trong sự phát triển của bé và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khẩu vị, thói quen ăn uống sau này.

Không chỉ chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam mà các chuyên gia thế giới cũng đồng tình rằng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối ổn định, có thể hấp thu được dạng thức ăn mới là bột, cháo nhờ men tiêu hóa. Việc kiên nhẫn chờ đợi bé đủ “lớn” để đi theo lộ trình phát triển sẽ đem lại hiệu quả ăn dặm tốt nhất, chất lượng và khoa học.

Đây đồng thời cũng là bước chuyển ý nghĩa cho mẹ trải nghiệm nhiều cảm giác mới như: lần đầu lên kế hoạch ăn dặm cho con, tìm kiếm thông tin, trổ tài “đầu bếp” riêng cho thiên thần nhỏ.


Ăn dặm không chỉ đúng cách mà còn đúng thời điểm thì bé mới phát triển tốt nhất
Ăn dặm không chỉ đúng cách mà còn đúng thời điểm thì bé mới phát triển tốt nhất

Các ảnh hưởng không tốt khi bé ăn dặm sớm

Bú mẹ trong 6 tháng đầu chính là bước thiết thiếu yếu “bồi đắp” các nền tảng vững chắc về hệ tiêu hóa và miễn dịch. Chỉ khi bé đủ cứng cáp với 2 bộ máy này thì việc ăn dặm mới có thể diễn ra hiệu quả. Việc gấp gáp nạp sớm các dạng thức ăn mới như bột hay cháo dễ dẫn đến hệ tiêu hóa “từ chối” tiếp nhận vì không kịp xử lý. Hơn nữa, các phối hợp của cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa được nhuần nhuyễn nên dễ gây sặc, nghẹn hay nôn mửa. Vì vậy, tốt nhất mẹ cần tuân thủ đúng trình tự thời gian để bé có thời gian làm quen giai đoạn ăn dặm mới nhé.

Tập cho bé ăn dặm không khó, chỉ cần mẹ lựa chọn mốc thời gian phù hợp thì hành trình ăn dặm sẽ thật vui vẻ.

You may also like...