Nguyên nhân dẫn đến cơ thể bé gầy yếu hơn so với các bạn cùng tuổi
Cân nặng của trẻ luôn là vấn đề quan tâm của nhiều bà mẹ một cách tinh tế. Bởi cân nặng thực sự là một trong những chỉ số quan trọng, thể hiện tình trạng sức khỏe của trẻ.
Chậm tăng cân, gầy yếu xảy ra khi trẻ không cải thiện cân nặng so với các bạn cùng lứa tuổi. Sự chậm trễ này về cơ bản có thể là do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc suy giáp, về cơ bản là khá đáng kể.
Như vậy chậm tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Trẻ chậm tăng cân không phải là chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không phù hợp để phát triển nên trẻ có cân nặng, chiều cao chưa phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ dễ gặp các vấn đề như sau:
- Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng khiến trí não trẻ chậm phát triển, cơ thể thấp bé, không được nhanh nhẹn linh hoạt.
- Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, … khiến trẻ gầy guộc, yếu ớt.
- Vóc dáng bị ảnh hưởng nhiều nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài. Trẻ dễn bị thấp bé, còi xương, khi cơ thể suy nhược lâu ngày và khó đạt được tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.
Vậy những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng cân – gầy yếu của trẻ đến từ đâu?
1. Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất
Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D, … trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.
Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu hụt vitamin:
- Thị lực kém, mắt mờ, sợ ánh sáng, khô da, ít nước mắt, hay bong da, da sần sùi => Thiếu vitamin A
- Đau mỏi toàn thân, vàng răng, sưng lợi, dễ sún răng => Thiếu vitamin C
- Trẻ chậm tăng cân, tiểu ít, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, mắc các bệnh về đường tiêu hóa => Thiếu vitamin B1
- Da mặt trắng bệch, tinh thần uể oải, tóc chuyển màu hơi vàng, thường xuyên nôn ói, tiêu chảy và chán ăn => Thiếu vitamin B12
- Trẻ có biểu hiện hay quấy khóc đêm, ra mồ hôi trộm, khó ngủ, rụng tóc vành khăn, chân tay yếu, chậm biết bò, dễ gắt gỏng => Thiếu vitamin D
2. Trẻ biếng ăn
Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu. Đây là một trong những lí do khiến bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, là rào cản sự phát triển của bé yêu nên các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu.
4. Chế biến thức ăn cho trẻ sai cách
Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm, ví dụ: nạp quá nhiều lượng đường hoặc muối, cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài thường xuyên…
5. Chăm sóc trẻ chưa khoa học
Các thói quen xấu cũng gây ra tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau khi ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước khi ăn,…
6. Trẻ hiếu động ham chơi
Trẻ hiếu động ham chơi thường xuyên chạy nhảy, hoạt động liên tục nên có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc, tiêu hao nhiều năng lượng nên bé càng ngày càng gầy.
7. Trẻ mắc một số bệnh lý
Con càng lớn càng gầy yếu còn có thể do trẻ mắc một số bệnh lý như:
- Mắc bệnh đường ruột, bệnh dị ứng hoặc bất dung nạp lactose, làm hạn chế khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Trẻ bị nhiễm giun sán.
- Mắc cắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Tình trạng trẻ bị thiếu máu (do chế độ ăn hoặc do bệnh Thalassemia).
8. Trẻ ăn nhiều nhưng không đủ
Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn hết một lượng thức ăn nhất định với số bữa nhất định là đủ. Tuy nhiên, thực tế cần xác định lượng thực phẩm cần thiết đối với độ tuổi của trẻ. Cụ thể, với trẻ 1 tuổi thì mỗi bữa ăn cần 1 bát cháo đầy, 1 ngày nên ăn 4 bát và uống thêm 500ml sữa. Nếu trẻ ăn với số lượng cháo ít hơn, số bữa ít hơn thì không đủ đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ không tăng cân, thậm chí có thể bị gầy đi.
9. Bổ sung dư thừa thực phẩm
Có không ít phụ huynh thường ép trẻ ăn nhiều mà không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa và lâu dần trẻ sẽ bị sụt cân. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt vì sẽ khiến trẻ dễ bị táo bón. Do đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng đủ dưỡng chất.
10. Thực đơn của trẻ ít dưỡng chất
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới việc cho trẻ ăn nhiều thức ăn mà không chú ý tới yếu tố cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể, một bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ không cho dầu ăn vào thì bữa ăn sẽ thiếu chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn đóng vai trò hòa tan các vitamin có trong dầu. Nếu không có dầu ăn thì cơ thể trẻ không hấp thu được vitamin, dẫn đến còi cọc, chậm tăng cân.
11. Chế độ ăn của trẻ không phù hợp
Mỗi trẻ lại có cơ địa khác nhau nên thể trạng khác nhau. Không thể áp dụng một chế độ ăn uống cố định cho mọi trẻ vì khả năng hấp thu, tiêu hóa của chúng không giống nhau. Muốn hạn chế tình trạng trẻ càng lớn càng còi, cha mẹ cần tăng – giảm lượng thức ăn, lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.