Thực hư chuyện học tiếng Anh sớm sẽ làm rồi loạn ngôn ngữ của trẻ

Chị Nguyễn Thu Quỳnh ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, tâm sự: “Tôi cho con tiếp xúc với Tiếng Anh trên thiết bị điện tử từ khi mới 5 tháng tuổi. Lúc cho ăn, tôi thường mở một số chương trình trên điện thoại cho con xem. Do vậy, ngôn ngữ Tiếng Anh của con khá tốt, nhưng Tiếng Việt lại nói không rõ, giọng không chuẩn, cứ như “người Tây nói Tiếng Việt”. Không biết tình trạng này có phải do bé tiếp xúc với tiếng Anh quá sớm hay không? Rất mong được giải đáp.

Image result for cho trẻ học tiếng anh sớm có làm rối loạn ngôn ngữ

Trả lời:

Gần đây, không ít phụ huynh cho con mới 2-3 tuổi đi học Tiếng Anh. Ban ngày các cháu đến trường mầm mon vừa chơi, vừa học; chiều, tối thì đến lớp học ngoại ngữ, hoặc cha mẹ cho trẻ làm quen với thiết bị điện tử sớm để học Tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ sớm và không đúng phương pháp khiến con trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Triệu chứng của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là nói và sử dụng Tiếng Anh quá nhiều, nhưng lại rất ít giao tiếp, gây ra không ít vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày.

Về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo: Với những trẻ gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ thường có các biểu hiện rõ nét trong giao tiếp. Các ông bố, bà mẹ cần để ý xem trẻ có hiểu được lời mình nói hay không? Ví dụ, đưa ra những mệnh lệnh thông thường như: “Lấy giúp mẹ cái bát”, hoặc nêu câu hỏi đơn giản như: “Con muốn đi chơi với bố mẹ không?” Nếu trẻ ứng xử một cách thông thường thì không sao. Trường hợp chúng không hiểu hoặc phản ứng chậm với những câu hỏi đơn giản này thì cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám hoặc gặp chuyên gia tâm lý để trao đổi… Tốt nhất là phát hiện sớm, nếu trẻ từ 3 tuổi trở lên rất khó điều trị và thời gian điều trị sẽ phải kéo dài.

Được biết, ở Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục, mỗi ngày TS, bác sĩ Lã Thị Bưởi tiếp nhận từ 3 đến 4 ca đến khám, tư vấn về vấn đề rối loạn ngôn ngữ. Có những trẻ bị rối loạn về giọng nói, như nói ngọng, có những trẻ khó khăn trong thể hiện Tiếng Anh với Tiếng Việt. TS, bác sĩ Lã Thị Bưởi chia sẻ: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ sử dụng các thiết bị điện tử để xem các video Tiếng Anh, hay ngoại ngữ trên internet. Cha mẹ cho trẻ sử dụng Tiếng Anh trên thiết bị điện tử, song không chú ý đến vấn đề giao tiếp với con. Vì các thiết bị điện tử với trẻ chỉ là giao tiếp một chiều, nên trẻ thiếu đi việc giao tiếp hai chiều, khiến chúng gặp khó khăn trong thể hiện ngôn ngữ. Hiện nay, tình trạng các bậc phụ huynh “lạm dụng” thiết bị điện tử để con học ngoại ngữ diễn ra khá phổ biến, nhưng lại không quan tâm đến những nguy cơ tiềm ẩn”.

Thạc sĩ Tạ Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục, đưa ra khuyến cáo: “Các ông bố, bà mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với cho con. Tốt nhất là đừng theo phong trào mà cho trẻ đi học ngoại ngữ quá sớm. Hãy để con em mình nói tốt tiếng Việt, biết tư duy logic đơn giản rồi mới cho học ngoại ngữ. Riêng với trẻ ở độ tuổi mầm non nên cho chơi những gì chúng thích và làm quen nhiều với Tiếng Việt hơn là học ngoại ngữ”.


You may also like...