Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam?

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam? Đây là một trong những câu hỏi khá nhiều người băn khoăn tìm kiếm lời giải. Nước cam rất tốt cho sức khỏe nhất là đối với những người cơ thể yếu. Tuy nhiên nếu bạn đang uống thuốc thì việc sử dụng nước cam đúng cách là điều cần thiết.

Theo quan điểm của nhiều người thì không nên uống nước cam khi uống thuốc. Điều này là đúng, tuy nhiên cũng chưa hẵn là hoàn toàn. Nếu như bạn uống thuốc cùng với nước cam hoặc thời gian uống quá gần nhau thì sẽ gây nên tác dụng không tốt. Điều này sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc. Vậy sau khi uống thuốc bao lâu thì được uống nước cảm?

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam?

Và đây là lời khuyên dành cho bạn:
Tốt hơn hết là bạn chỉ nên uống thuốc bằng nước tinh khiết. Nó sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chức năng của thuốc mang lại. Và nếu uống nước cam thì khoảng thời gian tốt nhất chính là từ 4 – 6 tiếng sau khi uống thuốc.

Lý do khiến bạn không nên uống nước cam với thuốc? Để giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao không nên uống nước cam khi uống thuốc thì mình đã thu thập thêm một số thông tin về điều này. Dưới đây là những kiến thức mà mình đã gom nhặt được:

Can thiệp vào khâu phân huỷ

Khi uống thuốc kháng sinh thì nước cam tuyệt nhiên không phải là loại nước uống phù hợp. Axit trong nước cam sẽ làm vỡ những cấu trúc hóa học ở bên trong thuốc. Khi cấu trúc bị thay đổi thì khả năng diệt khuẩn của kháng sinh sẽ không còn được hiệu quả nữa. Hiệu quả của thuốc theo đó mà bị giảm xuống.

Uống nước cam khi uống thuốc sẽ làm giảm đi hiệu quả của thuốc
Uống nước cam khi uống thuốc sẽ làm giảm đi hiệu quả của thuốc

Lưu ý: Các thức uống tương tự với nước cam (có chưa nhiều Axit) thì không nên sử dụng luôn.

Các phản ứng bất lợi của nước cam đối với loại kháng sinh nào?

  1. Kháng sinh dòng Beta Lactam. Loại này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, da, cơ, xương, sinh dục… Loại kháng sinh này sẽ bị phân hủy nếu như có tác dụng của Axit.
  2. Kháng sinh Ciprofloxaxin (kháng sinh điển hình của dòng quinolon) thường dùng điều trị nhiễm trùng tiêu hoá và tiết niệu sinh dục.

Giảm hấp thu thuốc

Trong máu có tồn tại hai loại men đảm nhiệm chức năng vận chuyển thuốc đó là OATP1A2 và CYP3A4. Những chất này sẽ bị làm chậm khả năng hoạt động nếu như có tác động của chất Naringin.

Các sản phẩm nước cam ép cũng không nên sử dụng khi đang uống thuốc
Các sản phẩm nước cam ép cũng không nên sử dụng khi đang uống thuốc

Và trong nước cam có chứa một loại chất tương tự như Naringin. Do đó nước cam có thể can thiệp vào việc hấp thụ thuốc và làm giảm nồng độ thuốc trong máu. Điều này quả là không tốt một tý nào phải không?

Thuốc hạ huyết áp chẹn beta

Các loại thuốc hạ huyết áp dòng chẹn beta như atenolol, celiprolol, talinolol sẽ bị nước cam làm thay đổi nồng độ thuốc. Điều này sẽ khiến cho thuốc không đạt được nồng độ hiệu quả nữa. Theo một số nghiên cứu thì nồng độ thuốc sẽ giảm xuống 1/5 nếu như sử dụng chung nước cam với thuốc. Mức độ kiểm soát huyết áp vì thế mà ít thành công.

Và như vậy mình đã đưa đến bạn đáp án cho vấn đề uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam rồi nhỉ. Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe. Thường xuyên theo dõi tracnghiemcuocsong.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

You may also like...